Tìm hiểu các loại kim xăm và công dụng của từng loại kim là kiến thức cần thiết mà bất kì thợ phun xăm nào cũng cần phải nắm. Đối với phun xăm thẩm mỹ, thì dụng cụ không thể thiết đó là kim phun xăm. Để giúp các bạn tìm hiểu được chi tiết nhất, Chuyên gia Linh Anh Academy có bài chia sẻ đến các bạn về các loại kim xăm hình.
1. Các loại kim xăm và công dụng phổ biến hiện nay
Các loại kim xăm hiện nay rất đa dạng về mẫu mã và mang đến từng công dụng khác nhau. Nhưng về cơ bản thì kim xăm sẽ bao gồm 6 loại được dùng phổ biến như: Kim RL, Kim RS, Kim F, Kim M1, Kim M2 và kim RM.
1.1 Kim Round Liner (RL)
Kim RL có đặc điểm đầu tròn, chụm lại ở 1 điểm. Kim RL chuyên dùng để đi nét trong phun xăm nên những người trong nghề còn gọi tên là kim đi nét.
1.2 Kim Round Shader (RS)
Kim RS có hình dạng đầu tròn nhưng không được chụm lại ở 1 điểm. Kim RS chuyên dùng để đánh bóng hoặc tô. Ngoài ra còn có thể dùng để đi những nét to, kim này có tính sát thương cao.
1.3 Kim Magnum Shader (M1)
Kim M1 là loại kim ngang 2 lớp, từng lớp kim sẽ xếp chồng lên nhau. Kim dùng để đánh bóng, tiết kiệm mực nhờ khả năng lấy được nhiều mực, tính sát thương thấp.
1.4 Kim Double Stack Magnum Shaders (M2)
Kim M2 là loại kim ngang 2 lớp, khoảng cách kim nhỏ sát gần với nhau. Kim M2 dùng chính để đánh bóng, đi kim an toàn vì tính sát thương tương đối thấp.
1.5 Kim Curved Magnum Shaders (RM)
Kim RM là loại kim ngang 2 lớp, ở phần đầu kim dược dạt đều xuống 2 bên. Công dụng chính là để đi bóng và đi màu. Loại kim này được dùng phổ biến nhờ tính sát thương của nó tương đối thấp.
1.6 Kim Flat Shader (F)
Kim F là loại kim ngang 1 lớp, dùng chính để đánh bóng và đi viền. Khi đi kim cần hết sức cẩn thận vì loại kim này mang tính sát thương cao.
2. Kim xăm các loại 1-3-5-7
Các loại kim xăm và công dụng của chúng thì tùy vào hình dáng của từng đầu kim và chức năng của chúng mà được chia thành các loại kim xăm 1 – 3 – 5 – 7. Trong đó:
2.1 Loại Kim đi nét : 1RL, 3RL, 5RL, 7RL, 9RL, 11RL, 13RL, 15RL
Kim chuyên đi nét có ký hiệu (RL), dùng để đi viền ngoài, nét mảnh nhỏ, riêng dòng kim 3RL có thể dùng để đánh bóng được. Các loại kim RL rất đa dạng về đường kính như: như : 0,25mm, 0,3mm, 0,35mm, 0,4mm, chiều dài kim là 50mm. Đây cũng là chiều dài tiêu chuẩn của các dòng máy xăm hiện nay.
2.2 Loại Kim đánh bóng: 3F, 5F
Kim 3F, 5F dùng cho đánh bóng môi. Nhiều mũi kim hợp lại thành hình ngang, chụm tròn giúp rút ngắn thời gian phun môi và hạn chế tổn thương da. Hơn nữa, loại kim này có đầu kim rất bén, mảnh giúp màu mực bám lên môi được nhanh hơn.
2.3 Loại Kim tô: 7F
Loại kim tô 7F được làm từ thép không gỉ, siêu sắc bén giúp màu mực khi phun được bám rất nhanh mà không bị vón cục. Loại kim này sử dụng chủ yếu để vẽ đường khung đã định hình trước đó, dùng nhiều cho phun xăm thẩm mỹ mày và môi.
3. Bảng tổng hợp kích thước các loại kim xăm và công dụng
Với kỹ thuật phun xăm hiện đại thì không sử dụng một loại kim duy nhất như phun xăm trước đây. Thay vào đó sẽ có các loại kim xăm và công dụng với kích thước và công dụng riêng.
Nhóm kim | Kích thước ống | Công dụng phổ biến |
4F, 5F | 4 – 5 dẹt | Kim đi nét |
6F, 7F | 6 -7 dẹt | Đổ bóng, môi đường kim dày, đi tạo màu |
9F | 8 – 9 dẹt | Đổ bóng và đi tạo màu |
5M1 | 4-5 dẹt | Đường dày, đi màu và đổ bóng |
7M1 | 6-7 dẹt | Đi đường kẻ viền, đổ bóng và đi tạo màu |
9M1 | 8-9 dẹt | Đi đường viền dày, đổ bóng và đi tạo màu |
11M1 | 11 dẹt | Đi tạo màu và đổ bóng |
13M1 | 13 dẹt | Đi tạo màu và đổ bóng |
15M | 15 dẹt | Đi tạo màu và đổ bóng |
5M2. 7M2, 9M2 | 4-5 dẹt | Đi đường viền, tạo nét, đổ bóng |
11M2, 13M2 | 6-7 dẹt | Đường viền dày, đổ bóng và đi tạo màu |
15M | 8-9 dẹt | Đi tạo màu và đổ bóng |
5M | 4-5 dẹt | Đi nét nhỏ và chi tiết, đổ bóng phức tạp |
7M | 6-7 dẹt | Đi nét nhỏ chi tiết, đố bóng, đi tạo màu |
9M | 8-9 dẹt | Đi đường viền, đổ bóng và đi tạo màu |
11 M | 11 dẹt | Đi tạo màu và đổ bóng |
13MR | 13 dẹt | Đi tạo màu và đổ bóng |
15M | 15 dẹt | Đi tạo màu và đổ bóng |
1RL, 3RL | 1-3 tròn | Đi đường kẻ, đổ bóng phức tạo |
4RL, 5RL | 4-5 tròn | Đi đường viền, đổ bóng |
7RL | 7 tròn | Đổ bóng và tạo màu |
8RL, 9 RL | 8-9 tròn | Đổ bóng, đi đường viền dày và đổ màu |
11RL, 14RL | 11 -14 tròn | Đổ bóng và đi tạo màu |
3RS | 1-3 tròn | Đi nét chi tiết |
5RS | 4-5 tròn | Đi đường kẻ, đổ bóng nhỏ và chi tiết nhỏ |
7RS | 7 tròn | Đổ bóng, đi đường kẻ, điện tích nhỏ |
8RS, 9RS | 8-9 tròn | Đổ bóng. đi đường viền dày và tạo màu |
14RS | 11-14 tròn | Đổ bóng và tạo màu |
4. Làm thế nào để chọn kim xăm phù hợp?
Để một tác phẩm phun xăm có được đẹp hay không, mực có được đưa đúng vào tầng thượng bì da không, phần lớn sẽ dựa vào kim xăm mà bạn lựa chọn. Vì vậy cần hết sức chú ý:
- Nên sử dụng 1 đầu kim có kích cỡ nhỏ, có độ sắc bén cao để giúp đưa mực xuống dưới da một cách tối ưu nhất;
- Với da môi biểu bì thông thường, kích cỡ kim tiêu chuẩn tối ưu nhất là 0.25 mm. Còn đối với da môi quá mỏng, nước mô ra nhiều máu loãng thì kích cỡ kim phù hợp là 0.3 tối 0.35mm;
- Ngược lại với da môi biểu bì tương đối dày, trơ lì, kém ăn mực thì chúng ta nên sử dụng kim có kích cỡ mảnh, nhỏ 0.18mm là kim Nano.
Việc lựa chọn kim phun xăm hết sức phức tạp cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn, kinh nghiệm trong nghề. Linh Anh Academy sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc, khó khăn trong việc học nghề phun xăm.
Là trường đào tạo với giáo trình riêng biệt sát thực tế, với hơn 90% là thực hành và 10% lý thuyết. Nhờ đó chỉ sau 3 tháng học viên đã nhanh chóng thành thạo tay nghề, tự tin làm việc tại bất kỳ đâu.
Trên đây là tổng hợp tất cả các loại kim xăm và công dụng từng loại. Hy vọng với những chia sẻ từ Chuyên gia Linh Anh đã tiếp thêm cho bạn kiến thức, tạo hành trang để bạn vững tin bước vào nghề. Liên hệ với Linh Anh Academy qua Hotline 0936 397 666 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào nhé!
Đỗ Cẩm Thủy hiện đang giữ chức vụ Trưởng bộ môn Phun xăm tại Linh Anh Academy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phun xăm, đạt nhiều giải thưởng lớn trong các kỳ thi phun xăm trên toàn quốc.